Hỗ trợ trực tuyến

  • Head office: 024 37 80 90 07
  • Sale 01: 09 88 65 89 86
  • Sale 02: 08 68 92 18 26
  • Sale 03: 09 64 61 82 86
  • Khách hàng truyền thống của KVC

    Đối tác Samsung ElectronicsĐối tác DongYang E&PĐối tác IntopsĐối tác ElentecĐối tác JangWonĐối tác HaEmĐối tác ECOS ELECTRONICCông ty TNHH Cresyn Hà NộiHansonSiflex

    Thống kê truy cập

    Làm hạ nhiệt nhiều vấn đề nóng về hoạt động công nghiệp và thương mại

    Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 3, chiều ngày 3/4/2012, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho biết: Quý I/2012, hoạt động của Ngành Công Thương có nhiều tiến bộ, nhưng chỉ số công nghiệp so với GDP thấp, sản xuất công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, kim ngạch nhập khẩu thấp cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại.

    Rất ít doanh nghiệp dệt may có đơn hàng xuất khẩu hết quý II/201

    Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp cho thúc đẩy sản xuất công nghiệp, thương mại trong thời gian tới, đại diện các đơn vị của Bộ Công Thương cũng đã giải đáp nhiều câu hỏi mà báo giới quan tâm.

    Thúc đẩy sản xuất trong nước bằng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

    Số liệu được công bố tại buổi họp báo cho thấy, 3 tháng đầu năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,1%, đây là mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ, (năm 2011 so với năm 2010 tăng 9,6%). Quý 1/2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 24,5 tỉ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2011 (tương đương với tăng 4,7 tỷ USD); tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 24,77tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong tháng 3 nhập siêu khoảng 150 triệu USD, tính chung cả quý I chỉ nhập siêu 251 triệu USD, giảm hơn 3 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, với tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu hơn 1%. “Hệ lụy nhập khẩu giảm trong mấy tháng nữa ra sao là điều đáng lưu tâm”- Thứ trưởng Hải nói.

    Theo Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải: thị trường hàng hóa trong nước ổn định, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được đẩy mạnh, đặc biệt là việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng xăng dầu và giá một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nhất là giá gas, giá sữa... Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 3 tháng đầu năm tăng 21,8% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 3 tháng chỉ tăng 5%), đây là mức tăng thấp so với mức tăng trên 10% trong vài năm trở lại đây (trừ năm 2009).

    Để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là việc tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu của những tháng tiếp theo, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động cải tiến công nghệ, tăng cường quản lý, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu và các máy móc thiết bị đã sản xuất được trong nước để giảm chi phí, hạ giá thành và tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh. Cập nhật tình hình diễn biến giá cả, tiến độ xuất khẩu các mặt hàng, những biến động của thị trường thế giới để kịp thời có các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thực hiện tốt việc mua tạm trữ hàng hoá để giữ giá xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, đáo hạn ngân hàng. Bên cạnh đó,triển khai thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 1 nhằm tìm kiếm, mở rộng, khai thông thị trường đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản và các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.Tiếp tục thực hiện các chính sách hạn chế nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu để góp phần kiềm chế nhập siêu.

    Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh: Trong điều kiện thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, tiêu thụ trong nước tiếp tục là yếu tố kích thích sản xuất trong nước phát triển, Bộ Công Thương sẽ tục triển khai mạnh mẽ chương trình xúc tiến thương mại nội địa, trọng tâm là việc tổ chức các đợt bán hàng về khu vực nông thôn và các khu công nghiệp; phát triển mạng lưới phân phối, mở rộng hệ thống bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; thực hiện các hoạt động triển khai chương trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

    Hạ nhiệt những vấn đề nóng

    Giải đáp những vấn đề nóng đang được dư luận quan tâm, đại diện lãnh đạo Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết: việc xử lý sự cố rò rỉ nước tại đập Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 đang được tiến hành và sẽ khắc phục xong trước ngày 31/7/2012.

    Trước lo ngại về việc thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng khi năm 2013 Philippin sẽ ngừng nhập khẩu gạo của Việt Nam và một số nước khác, bà Phan Thị Diệu Hà, Vụ phó Vụ xuất nhập khẩu khẳng định: Việc Philippines ngừng nhập khẩu gạo sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường trong nước bởi Philippines đã thông báo chủ trương ngừng nhập khẩu gạo từ năm 2010. Bộ Công Thương đã thông báo cho các doanh nghiệp để lên kế hoạch chuẩn bị, chủ động trong việc tìm thị trường mới thay thế như Trung Đông, Châu Phi, Trung Quốc; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu gạo cao cấp sang Hồng Kông và Đài Loan. Cũng liên quan đến vấn đề xuất khẩu nông sản, trước tình trạng dưa hấu xuất khẩu đang bị ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), bà Hà cho hay: do đây là mặt hàng mang tính mùa vụ, việc ùn ứ hàng tại cửa khẩu không phải xảy ra lần đầu. Vụ Xuất nhập khẩu đã trao đổi với Sở Công Thương Lạng Sơn để kiểm tra tình hình và đã thông báo tới các địa phương để điều chỉnh tiến độ giao hàng phù hợp với nhu cầu của Trung Quốc.

    Giải thích cho việc nhập khẩu muối công nghiệp, Cục phó Cục Hóa chất, ông Lưu Hoàng Ngọc cho hay: Theo cam kết gia nhập WTO chúng ta không cấm nhập khẩu muối và đến năm 2012 lượng muối nhập về sẽ là 190.000 tấn. Việc cấp quota trong nhập khẩu muối là để bảo hộ sản xuất tron nước, năm nay Bộ Công Thương chỉ cấp giấy phép nhập khẩu 102.000 tấn cho các DN hóa chất và y tế. “Nhập khẩu trong quota để thuế thấp và không trong quota thì thuế cao là để bảo hộ sản xuất trong nước, các cơ quan chức năng vẫn hết sức quan tâm đến đời sống và sản xuất của diêm dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”- ông Ngọc nói.

    Liên quan đến việc giá gas giảm mà nhiều đại lý chưa giảm ngay, Cục trưởng Cục quản lý thị trường Trương Quang Hoài Nam khẳng định: lực lượng quản lý thị trường cả nước sẽ tiếp tục kiểm tra vì đang là tháng cao điểm kiểm tra gas. Trước thông tin xuất hiện gạo giả trên thị trường Hà Nội, ông Nam cho biết: Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã cửa cán bộ xuống địa bàn nắm tình hình nhưng đến 17g30 (hôm nay 03/4) vẫn chưa tìm thấy cửa hàng bán gạo giả.

    Thùy Linh

    Mời bạn xem thêm:

    • Cơ khí Việt Nam: Nhọc nhằn nội địa hóa
      ( Những gì ngành cơ khí làm được thời gian qua chủ yếu nằm ở phân khúc dễ, không đòi hỏi trình độ công nghệ chuyên sâu, có giá trị thấp. Theo Bộ Công Thương, mục tiêu đến năm 2010 đáp ứng 45-55% nhu cầu sản phẩm cơ khí cả nước ...)
    • Công nghiệp cơ khí Việt Nam: Tê cơ, nhụt khí
      ( Được coi là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhưng đến nay, ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam vẫn loay hoay tìm lối đi... trong nước. )
    • Robot “thợ”cơ khí trên vũ trụ
      ( Có tên là Robot S-400, nó có thể thực hiện những nhiệm vụ đơn giản như vặn ốc hay tìm dấu hiệu bất thường bên ngoài phi thuyền. )
    • Ngành cơ khí tìm hướng đi mới
      ( Sau 9 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí, đến nay, các doanh nghiệp cơ khí đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng còn không ít âu lo về định hướng phát triển tương lai. )
    • Người nhân rộng nghề cơ khí khắp miền Bắc
      ( Là chủ một xưởng cơ khí, anh Lý Văn Mạnh ở xã Thanh Thuỳ (Thanh Oai, Hà Nội) đã tổ chức dạy nghề cho hàng trăm lao động, góp phần nhân rộng nghề ra khắp miền Bắc. )
    • MTA Hanoi 2012: Cơ hội tiếp cận công nghệ cơ khí hiện đại
      ( Từ ngày 28/3 đến 30/3/2012, Triển lãm máy công cụ và tự động hoá Việt Nam 2012 (MTA Hà Nội 2012) được diễn ra tại Hà Nội. Đây là cơ hội cho các chuyên gia tại Việt Nam kết nối với những doanh nghiệp sản xuất quốc tế về máy ...)